( 25-05-2020 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 1068
Nếu như trước đây bệnh hói đầu chỉ phổ biến ở nam giới thì hiện nay tình trạng này đã xuất hiện ở cả nữ giới. Có rất nhiều cách trị hói đầu ở nữ, thế nhưng không phải cách nào cũng đem đến hiệu quả như mong đợi, nếu không biết cách chữa thì tình trạng hói đầu sẽ càng kéo dài. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn cách chữa hói đầu ở nữ giới nhanh, an toàn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hói đầu là gì?
Hói đầu là tình trạng tóc rụng rất nhiều tạo thành những mảng da đầu trống trơn. Hói đầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây tác động tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc của người bệnh, đồng thời ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây hói đầu ở nữ giới
Theo thống kê, có đến 40% trên tổng số người bị hói đầu là nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân phổ biến gây hói đầu ở nữ giới.
+ Di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hói đầu ở nữ giới. Theo đó, gen gây hói đầu có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Hói đầu do di truyền biểu hiện qua việc tóc có xu hướng mọc mảnh hơn và ngắn hơn, phải mất rất nhiều thời gian để tóc mới mọc trở lại, thậm chí tóc không thể mọc.
+ Thiếu hụt dinh dưỡng: Hói đầu ở nữ giới có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng. Thường là do giảm cân cấp tốc, sau khi sinh, phẫu thuật, chấn thương làm mất máu nhiều,…
+ Thay đổi nội tiết tố: Stress kéo dài, mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh làm thay đổi nồng độ hormone.
+ Tác động vật lý: Do thói quen xấu hay bứt tóc, cột tóc quá chặt, do tóc tiếp xúc với nhiệt độ hoặc hóa chất từ việc uốn, duỗi, nhuộm,…
+ Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây rụng tóc và hói đầu bao gồm: thuốc trị mụn, thuốc chống nấm, thuốc chống đông máu, thuốc trị huyết áp, thuốc hạ cholesterol, thuốc chống trầm cảm,...
+ Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Có một số loại bệnh có thể làm rối loạn hormone gây rụng tóc, hói đầu như: nhiễm trùng da đầu, bệnh suy giáp, cường giáp, thiếu máu, thiếu sắt,...
Dấu hiệu nhận biết hói đầu ở nữ
+ Tóc rụng nhiều liên tục trong thời gian dài làm lộ từng mảng da đầu.
+ Tóc mọc ít hoặc không thấy mọc lại.
+ Ở đường tóc rẽ ngôi hay đỉnh đầu rất thưa, mỏng.
Bên cạnh đó, bệnh hói đầu ở nữ còn có một số dấu hiệu đi kèm như:
+ Da đầu bị ngứa ngáy khó2.0 chịu, thậm chí tấy đỏ và nóng rát.
+ Móng tay chân mất đi độ bóng, trở nên thô ráp, xuất hiện vết đốm hoặc đường kẻ trắng, bề mặt móng xuất hiện vết lõm.
Xem thêm:
- Tóc bạc sớm do đâu? Cách điều trị tóc bạc sớm
Một số cách chữa hói đầu ở nữ giới
Gội đầu bằng baking soda
Baking soda giúp da đầu tránh tiếp xúc với hóa chất Sodium lauryl Sulfate – một chất tạo bọt có trong các loại hóa mỹ phẩm vốn là tác nhân gây hói đầu. Bạn có thể sử dụng baking soda trị hói đầu ở nữ bằng cách trộn 2 muỗng baking soda với 3 cốc nước ấm, bôi lên tóc và da đầu, giữ trong khoảng 15 phút sau đó xả tóc lại thật sạch với dầu gội và nước lạnh.
Sử dụng mật ong hằng ngày
Mật ong có công dụng rất tốt với tóc, sử dụng mật ong giúp giảm rụng tóc, chữa hói đầu và kích thích tóc con mọc mới nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng mật ong thông qua việc chế biến thực phẩm hoặc ăn trực tiếp.
Bôi dầu nóng
Các loại dầu nóng như dầu oliu, dầu dừa bôi lên da đầu kết hợp với massage nhẹ nhàng. Dùng khăn ủ ủ tóc trong khoảng 30 phút rồi gội đầu lại sẽ giúp lưu thông máu và kích thích mọc tóc.
Bôi nước ép
Nước ép hành tây hoặc nha đam kết hợp với dầu nền (dầu oliu, dầu dừa,…) thoa đều lên da đầu, để qua đêm và gội sạch vào sáng hôm sau có khả năng kích thích lưu thông máu, giúp tóc tăng trưởng nhanh hơn.
Ngoài ra, để chữa hói đầu hiệu quả bạn cũng nên:
Ăn uống khoa học và giảm bớt căng thẳng: Việc duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe đẹp hơn, tăng sức đề kháng nuôi dưỡng chân tóc tốt hơn.
Sử dụng loại dầu gội phù hợp: Khi bị hói đầu, bạn nên tìm hiểu về loại da dầu cũng như chất tóc của mình để chọn dầu gội phù hợp. Không được sử dụng dầu gội không đảm bảo, chỉ nên gội đầu bằng dầu gội thảo dược và không sử dụng nước nóng khi gội đầu.