( 23-07-2020 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 1140
Ai trong đời cũng ít nhất 1 lần bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng với những mức độ khác nhau thì thời gian khỏi sẽ khác nhau. Có người sau 1-2 ngày là tự lành nhưng cũng có không ít người bị lâu hơn gây rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, ăn uống cũng như thực hiện những hoạt động sinh hoạt khác. Vậy có cách chữa nhiệt miệng tại nhà nào nhanh khỏi không? Bạn hãy theo dõi bài viết này để có được những thông tin cần thiết nhé!
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay còn có tên gọi khác là loét áp-tơ) là một vết loét hoặc vết rộp nhỏ có màu trắng, vàng hoặc đỏ xuất hiện trên các mô mềm (niêm mạc miệng) như trong miệng hoặc trên nướu. Mặc dù những vết loét này không lây lan nhưng nó gây đau nhức, đau khi ăn hoặc nói.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhiệt miệng.
- Xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng.
- Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn (đặc biệt là đồ mặn) sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
- Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
Các cách chữa trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất tại nhà
1. Tự pha nước súc miệng
Đây là cách chữa nhiệt miệng tại nhà phổ biến được rất nhiều người áp dụng. Để thực hiện cách trị nhiệt miệng này, bạn hòa 1 thìa cafe baking soda và 2 muỗng nước ép nha đam vào ½ cốc nước ấm. Dùng nước này để súc miệng mỗi ngày trước khi đánh răng cho đến khi hết nhiệt miệng.
Công thức này đơn giản nhưng trị nhiệt miệng hiệu quả chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
2. Chườm đá
Đây là cách chữa nhiệt miệng giúp làm dịu vết nhiệt và giảm viêm bởi cái lạnh của đá sẽ làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng.
>>> Cách thu nhỏ lỗ chân lông ở mặt hiệu quả nhất hiện nay
3. Bổ sung vitamin B12
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hội Y khoa Gia đình Hoa Kỳ, liều vitamin B12 là một liệu pháp đơn giản, có hiệu quả và làm ngăn ngừa các vết loét trong miệng tái phát.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu vitamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
4. Bổ sung sắt
Theo các chuyên gia y tế, sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc thanh lọc và điều tiết, chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung thêm Sắt vào khẩu phần ăn hằng ngày khi bị nhiệt miệng sẽ giúp thu nhỏ kích thước miệng của các vết từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
5. Bổ sung kẽm
Kẽm có khả năng hạn chế tình trạng viêm, kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch cho con. Kẽm thường có trong các nhóm thực phẩm Đậu xanh, sữa chua, trứng, cá hồi, thịt gà,hạt điều, hạt bí ngô, nấm…
6. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua
Sữa chua chữa nhiều lợi khuẩn kích thích hệ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều sữa chua giúp vết nhiệt miệng nhanh lành và hạn chế vết nhiệt miệng lây lan rộng hơn.
7. Chữa nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấu
Dưa hấu tuy nhiều nước nhưng lại khá nóng cho cơ thể nhưng vỏ dưa hấu lại có tính hàn thường được dùng để chữa trị các bệnh nóng trong người, giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể.
Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng vỏ dưa hấu: Dùng 50 gram dưa hấu sao vàng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng thì trộn thêm một chút mật ong vào chỗ lở, vết nhiệt miệng nhiều lần một ngày. Sau vài ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
>>> Cách làm trắng da toàn thân tự nhiên tại nhà
8. Chữa nhiệt miệng bằng cà chua
Cà chua có chứa nhiều vitamin C và giàu nguyên tố vi lượng có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm tốt trong việc chữa lành vết thương.
Cách thực hiện: Ngậm và uống nước ép cà chua mỗi ngày 3-4 lần các vết nhiệt miệng sẽ biến mất nhanh chóng.
9. Chữa nhiệt miệng bằng nha đam
Trong nha đam có chứa đến 12 loại vitamin và 29 khoáng chất cần thiết cho cơ thể cùng với thành phần chất chống oxy hóa cao có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, đây là một loại có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp nhanh lành thương rất tốt.
Cách thực hiện: Nha đam rửa sạch, tách lấy phần gel bên trong sau đó cắt thành lát mỏng để đắp lên vùng bị nhiệt miệng. Thực hiện ngày 2 lần, sau khoảng 3-4 ngày các vết nhiệt sẽ se lại không còn gây phiền phức cho bạn nữa.
10. Chữa nhiệt miệng bằng rau má
Thành phần của rau má có chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, chữa lành vết thương, đồng thời chống nhiễm trùng, tăng cường chất chống oxy hóa giúp điều trị các vết loét nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện: Rau má rửa sạch, ép lấy nước uống hằng ngày. Sau vài ngày tình trạng nhiệt miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.
11. Chữa nhiệt miệng nhanh chóng bằng nước oxy già
Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxy già loãng (½ nước - ½ oxy già) vào vết loét miệng, thực hiện sát khuẩn hàng ngày. Lưu ý, không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị,
12. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng rau ngót
Rau ngót có tính hàn chữa nhiệt miệng tốt nhất là đối phó với các vết lở, nhiệt miệng do vi rút gây ra. Chú ý không sử dụng cho bà bầu các bạn nhé!
Cách thực hiện: Rửa sạch rau ngót rồi giã nát lấy nước cốt, trộn cùng với một chút mật ong thoa trực tiếp lên vết loét nhiệt miệng ngày 2-3 lần. Chỉ sau 3-4 ngày nhiệt miệng sẽ được chữa khỏi hẳn.
13. Chữa nhiệt miệng nhanh bằng trà xanh
Trà xanh chứa nhiều tinh chất chống viêm làm lành vết loét, và còn có thể chữa trị nóng dạ dày, thanh nhiệt cơ thể. Dùng một lượng trà xanh vừa đủ hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Có thể nấu nước lá trà xanh để uống hoặc ngậm đều chữa nhiệt miệng rất tốt.