( 28-05-2020 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 2497
Tuổi dậy thì (11-17 tuổi) là lứa tuổi mà tóc rất dễ bị tổn thương, gãy rụng khiến nhiều bạn trẻ bận tâm. Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì và cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì nào hiệu quả? Bạn hãy theo dõi bài viết này để có được những thông tin cần thiết nhé!
Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
Rụng tóc tuổi dậy thì là tình trạng tóc rụng nhiều trong độ tuổi dậy thì (11-17 tuổi), tóc rụng ở cả nam lẫn nữ. Theo đó, lượng tóc rụng sẽ rơi vào khoảng 80-100 sợi mỗi ngày, thậm chí là nhiều hơn tùy vào tình trạng của người bệnh. Nếu tình trạng rụng tóc nhiều kéo dài không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể sẽ gây hói đầu vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì
Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì
hàng đầu mà bạn cần quan tâm.
Tâm sinh lý thay đổi
Tâm sinh lý tuổi dậy thì sẽ thay đổi bất thường khiến cơ thể thường trong trạng thái lo âu, căng thẳng, mất tập trung và dễ cáu giận ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức sống của mái tóc.
Căng thẳng quá mức
Tuổi dậy thì phải thường xuyên đối mặt với nhiều áp lực từ chuyện học hành, thi cử hay những chuyện không vui trong gia đình. Điều này có thể gây rối loạn hóc môn khiến cho tóc rụng nhiều.
Thiếu chất dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể ở vào giai đoạn tuổi dậy thì tăng cao, đòi hỏi phải có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển. Thế nhưng, đây lại là lứa tuổi rất thích đồ ăn nhanh như trà sữa, gà rán,… Việc cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra tình trạng máu không tuần hoàn lên nang tóc làm cho tóc ngày càng yếu và gãy rụng.
Mất cân bằng nội tiết tố
Tuổi dậy thì cơ thể thay đổi dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố làm thúc đầy da đầu tiết nhiều chất nhờn gây bít tắc nang tóc, viêm nhiễm da đầu làm tóc dễ bị gãy rụng hơn.
Sử dụng hóa chất tạo kiểu
Nhiều bạn dù tuổi còn nhỏ nhưng đã đi duỗi tóc, uốn tóc hoặc thậm chí là nhuộm tóc. Dưới tác động của nhiệt độ từ máy kẹp, máy uốn hay các loại hóa chất độc hại từ sản phẩm tạo kiểu, da đầu có thể bị kích ứng, tổn thương nghiêm trọng và gây ra rụng tóc.
Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng các loại hoá chất kém chất lượng, không rõ nguồn gốc ở những salon thiếu uy tín thì còn có thể gây ra tình trạng dị ứng nặng, phá hỏng nang tóc khiến tóc rụng thành từng mảng trên da đầu.
Buộc tóc quá chặt
Thói quen buộc tóc cố định để khỏi vướng víu trong quá trình học tập và sinh hoạt của nhiều bạn nữ đã vô tình làm căng da đầu và làm tổn thương các chân tóc, dần dần khiến tóc bị gãy rụng.
Dùng sai dầu gội đầu
Việc lựa chọn sai dầu gội đầu không chỉ khiến bạn bị dị ứng da đầu mà còn khiến da đầu bị khô, kích ứng, nổi nhiều gàu và rụng tóc. Bên cạnh đó, việc sử thay đổi dầu gội đầu liên tục cũng là nguyên nhân khiến tóc bị rụng bởi da đầu không kịp thích ứng kịp.
Sấy tóc ở nhiệt độ quá cao
Gội đầu xong nên để tóc khô tự nhiên nhưng nhiều bạn lại có thói quen sấy tóc ngay sau khi gội với nhiệt độ nóng nhất có thể đến khi khô hẳn mới thôi. Điều này sẽ làm cho tóc khô xơ do mất độ ẩm đột ngột làm tổn thương gãy rụng tóc.
Biểu hiện của bệnh
Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì còn là biểu hiện của một số bệnh như nấm da đầu, vảy nến hay á sừng da đầu, viêm da dầu ở đầu. Ngoài rụng tóc thì những căn bệnh này còn kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, nổi nhiều gàu, da đầu khô và đóng vảy rất khó chịu. Ngoài ra, bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng tự nhiên của tóc dẫn đến rụng tóc.
Dấu hiệu nhận biết rụng tóc ở tuổi dậy thì
+ Tóc rụng nhiều bất thường, rụng trên 100 sợi mỗi ngày.
+ Ngoài rụng tóc, các em còn gặp phải một số dấu hiệu khác như: Gàu, ngứa da đầu, viêm đỏ ở da đầu hoặc chân tóc, tóc khô và chẻ ngọn,…
Xem thêm:
- Cách làm tinh dầu bưởi xịt tóc tại nhà
- Dầu gội trị nấm da đầu: Top 7 loại dầu gội trị nấm da đầu tốt nhất 2020
Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì hiệu quả
Để chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì không khó, quan trọng là bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp và kiên trì thực hiện. Hãy tham khảo một số cách trị rụng tóc tuổi dậy thì sau đây nhé!
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn uống
Ăn uống chính là biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện được tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn của bạn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Thực phẩm chứa nhiều vitamin C (rau lá xanh, các loại trái cây họ cam, quýt,…), thực phẩm giàu đạm (thịt, trứng, sữa,…), thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, bơ, các loại hạt,…), thực phẩm chứa vitamin B1, B6 (nấm, sữa chua, hải sản, đậu xanh,…), thực phẩm giàu chất sắt (củ dền, gan, cà chua,…).
Đặc biệt nên uống nhiều nước bởi nước sẽ giúp quá trình lưu thông máu được thông suốt và hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi tóc, đồng thời nên hạn chế đồ ăn nhanh và các thực phẩm chiên xào.
Không lạm dụng hóa chất tạo kiểu
Tuổi dậy thì là giai đoạn khá nhạy cảm, do đó các bạn không nên uốn, nhuộm tóc quá nhiều, bởi việc tác động hóa chất lên tóc thường xuyên sẽ sẽ khiến tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng.
Chưa kể, nếu sử dụng các loại hoá chất kém chất lượng, không rõ nguồn gốc ở những salon thiếu uy tín thì còn có thể gây ra tình trạng dị ứng nặng, phá hỏng nang tóc khiến tóc rụng thành từng mảng trên da đầu.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Khi bị rụng tóc tuổi dậy thì, bạn nên điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt của mình, tăng cường rèn luyện thể thao, thư giãn, không thức khuya để hạn chế căng thẳng, stress và tăng cường sức khỏe.
Chăm sóc tóc và da đầu đúng cách
Việc gội đầu xả tóc không sạch có thể gây hại cho da đầu và khiến chân tóc bị suy kiếm. Do đó khi gội đầu bạn nên kiên nhẫn xả nhiều lượt nước cho đến khi đầu sạch hoàn toàn.
Ngoài ra, khi gội đầu bạn cũng cần lưu ý:
+ Lựa chọn loại dầu gội đầu phù hợp với tính chất tóc và da dầu. Nên ưu tiên những loại dầu gội thảo dược dịu nhẹ, không hóa chất.
+ Sau khi gội đầu xong nên dùng khăn mềm thấm khô nước trên đầu.
+ Nên để tóc khô tự nhiên sau, nếu sấy tóc không nên sấy ở nhiệt độ cao, quá gần tóc, chỉ nên sấy ẩm tóc rồi để khô tự nhiên.