( 03-10-2019 - 12:00 AM ) - Lượt xem: 1799
Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Những căn bệnh liên quan đến vấn đề rụng tóc mà bạn nhất định cần phải biết, nếu không muốn mắc phải những sai lầm đáng tiếc trên mái tóc.
1. Rụng tóc nhiều là bệnh gì: Mối liên hệ giữa tóc và tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là gì? Có mối liên hệ như thế nào đến vấn đề rụng tóc? Là một căn bệnh liên quan đến các vấn đề về hormone tuyến giáp khi cơ thể hoạt động không ổn định. Vai trò của các hormon tuyến giáp khá quan trọng, giúp điều hòa sự tăng trưởng, sản sinh các tế bào trong cơ thể.
Thông thường, có 2 loại bệnh tuyến giáp thường gặp là suy giáp hoặc cường giáp, tình trạng này xảy ra khi cơ thể thiếu hoặc thừa hormon, gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Một số triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này như: rụng tóc, căng thẳng, rối loạn thị giác, đau nhức, tăng cân, đau tim v v...
Nên điều trị sớm bệnh tuyến giáp để tránh làm ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu để lâu ngày, tóc có thể bị rụng nhiều, khó để kiểm soát. Bệnh này không dễ để điều trị dứt điểm, nếu cơ thể mất cân bằng, các vi khuẩn, vi rút rất dễ xâm lấn và tấn công tuyến giáp.
Trong trường hợp phát hiện sớm cơ thể đang gặp phải các vấn đề về tuyến giáp, tốt hơn hết là bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, tặng cường các hoạt động thể thao, ăn uống lành mạnh để giữ gìn cơ thể luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Rụng tóc nhiều ở nữ: Nhận biết rụng tóc bệnh lý & cách chữa trị
2. Rụng tóc nhiều là bệnh gì: Chu kỳ tăng trưởng tóc và bệnh tiểu đường
Tóc thường trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn phát triển, diễn ra trong vòng từ 3 - 7 năm (ở nữ thì thời gian sẽ lâu hơn nam), tóc sẽ mọc với tốc độ từ 1 đến 2cm mỗi tháng. Sau đó tóc đi vào giai đoạn nghỉ ngơi, kéo dài trong khoảng 100 ngày, cuối cùng là giai đoạn tóc rụng để bắt đầu lại một chu kỳ mới.
Đối với người bị mắc bệnh tiểu đường, chu kỳ phát triển tóc có thể bị gián đoạn, bệnh làm chậm hoặc ngừng tóc mọc thêm. Ngoài ra, sự tác động xấu của căn bệnh này còn có thể gây rụng tóc ở tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể.
Sự căng thẳng khi sống chung với bệnh hoặc quá trình sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng đáng kể đến mái tóc của bạn. Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên giữ cho tinh thần mình luôn được thoải mái và ổn định, tránh suy nghĩ quá nhiều làm ảnh hưởng đến mái tóc.
3. Rụng tóc nhiều là bệnh gì: Bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến là một tình trạng ảnh hưởng bởi tế bào da, đây là một trong những bệnh gây nhiều tổn thương lên da đầu, khiến tóc bị gãy rụng nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện khắp mọi vị trí trên cơ thể, khoảng 60% người mắc bệnh vẩy nến thường xuất hiện trên da đầu. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này đó chính là các mảng đỏ, cộm cứng, gồ ghề, ngứa ngáy khó chịu.
Hiện nay chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến, tuy nhiên theo một số chuyên gia cho rằng, bệnh có thể xuất hiện là do hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, vi khuẩn xâm nhập hoặc do di truyền...
Để có thể ngăn ngừa phòng tránh bệnh vẩy nến thì bạn có thể thực hiện theo các mẹo sau:
- Sử dụng dầu xả để giữ ẩm cho da đầu.
- Hạn chế sử dụng các công cụ có tác động mạnh đến tóc như máy sấy, máy tạo kiểu tóc.
- Ngoài việc chăm sóc da đầu, bạn cũng nên thực hiện một lối sống lành mạnh hơn, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá…
4. Hội chứng buồng trứng đa nang gây rụng tóc nhiều
Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng thường hay thấy ở phụ nữ thời kỳ sinh sản. Lúc này do sự mất cân bằng hormone, nồng độ hormon nam trong cơ thể tăng cao, khiến cho cơ thể phụ nữ xuất hiện nhiều nang trứng hơn so với bình thường.
Khi phụ nữ mắc phải căn bệnh này, những dấu hiệu thường thấy đó chính là kinh nguyệt không đều, bất thường, tăng cân béo phì đột ngột, tâm trạng vui buồn không ổn định, tóc rụng do các nang không được nuôi dưỡng.
Để khắc phục được bệnh hội buồng trứng đa nang thì chị em có thể áp dụng một số phương pháp như:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích có hại. Bạn có thể tăng cường các chất xơ, tinh bột, đạm, vitamin.
- Thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả, không nên để tình trạng này lâu ngày, rất khó để có thể mang thai.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
Xem thêm: Rụng tóc từng mảng có nguy cơ hói đầu
5. Rụng tóc nhiều sau sinh bệnh rối loạn hormone
Ở phụ nữ sau sinh, hiện tượng rụng tóc nhiều thường hay xảy ra sau 1-3 tháng sinh. Nguyên nhân hiện tượng này là do sự rối loạn các hormone trong cơ thể trước và sau sinh, khiến cho mái tóc bị mất dinh dưỡng bất ngờ, từ đó gây hư tổn và gãy rụng.
Thông thường, tóc phát triển qua 3 giai đoạn, tuy nhiên ở phụ nữ thời kỳ mang thai, các hormone tăng đột biến, khiến cho tóc dừng lại ở giai đoạn nghỉ nơi mà không thể tiến tới giai đoạn rụng. Đó chính là lý do tại sao bạn thường hay thấy tóc mình rất dài, mượt và dày trước khi sinh.
Sau khi sinh, các hormone sẽ trở lại bình thường, tóc bắt đầu gãy rụng để bắt đầu một chu kỳ phát triển mới, lượng tóc lúc này sẽ có thể rụng gấp đôi hoặc gấp ba để chuẩn bị bắt đầu lại chu kỳ mọc tóc mới.
Thông thường sẽ mất khoảng 6 tháng đến 1 năm để mái tóc trở lại bình thường, tùy vào sự chăm sóc, hồi phục của cơ thể bạn.
Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Trên đây là 4 bệnh thường gặp khi xuất hiện tình trạng rụng tóc. Tốt hơn hết, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ nếu gặp tình trạng rụng tóc kéo dài, kèm theo đó là các biểu hiện bất thường để được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.